Mang thai khiến mẹ bầu mụn mọc nhiều hơn. Đa phần lúc này mụn hay nổi ồ ạt, số lượng lớn, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây khó chịu cho người bị. Mụn kéo dài gây nên tình trạng khó chịu, làm xấu đi hình ảnh mẹ bầu.
Thông thường mụn sẽ khởi phát cũng như trở nên tệ hơn vào những tháng đầu khi mang thai nhanh chóng thuyên giảm sau khi sinh xong. Tuy nhiên, do thời gian “hoành hành” lâu và số lượng mụn lớn… đồng nghĩa với việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ, gây khó chịu, thậm chí để lại sẹo thâm, vết thâm khó loại bỏ, tàn phá làn da nặng nề.
1. Mụn thai kỳ là gì?
Mụn thai kỳ là tình trạng khá phổ biến xảy ra ở phụ nữ. Theo chuyên gia da liễu, sự thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mụn thai kỳ. Việc gia tăng hormone androgen sẽ làm tăng bã nhờn trên da và từ đó mụn hình thành. Tình trạng mụn thường trở nên tồi tệ nhất trong 3 tháng đầu mang thai vì thời gian này hormone trong cơ thể người mẹ cũng thay đổi nhiều nhất.
Hầu như đến tháng thứ 6-7 thai kỳ, tình trạng này bắt đầu thuyên giảm, tuy nhiên ở một số mẹ, mụn có thể bị trong suốt thai kỳ nếu không có biện pháp cải thiện. Những phụ nữ hay nổi mụn khi gần đến kì nguyệt san thường dễ bị mụn hơn trong thời kỳ mang thai. Những phụ nữ có làn da khô hoặc da thường sẽ cảm thấy làn da của mình khỏe mạnh và tươi trẻ hơn sau khi có thai.
Tuy nhiên, ở một số thai phụ, sự bài tiết chất nhờn quá mức sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo điều kiện cho mụn phát triển không chỉ trên da mặt mà còn có thể lan ra khắp cơ thể.
Dưới đây là một vài lý do khiến mụn bùng phát trong thời gian mang thai:
- Nội tiết tố thay đổi trong giai đoạn đầu của thai kỳ là nguyên nhân chính khiến mụn trứng cá mọc nhiều. Sự gia tăng của hormone androgen khiến da sản sinh ra bã nhờn nhiều hơn làm cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh.
- Nếu bạn sử dụng các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm gốc dầu thì nguy cơ bị mụn trứng cá là rất cao.
- Nếu bạn đã từng bị mụn trứng cá trước đây thì nguy cơ mụn bùng phát trong thai kỳ là rất lớn. Ngoài ra, nếu thường bị mụn trước khi hành kinh, có nhiều khả năng bạn phải “sống chung” với nó trong thời gian mang thai.
- Các yếu tố về hệ miễn dịch khiến da bạn trở nên nhạy cảm. Hệ miễn dịch yếu sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi ở trong các lỗ chân lông, gây viêm.
Mụn không phải là một vấn đề nghiêm trọng nhưng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của phụ nữ mang thai.
2. Các loại mụn thường gặp
Mụn nội tiết thường do những vấn đề bên trong cơ thể. Mụn nội tiết có thể là tổng hợp các loại mụn: mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn sưng viêm, mụn mủ, mụn bọc… Chúng ta có thể nhận dạng được mụn do nội tiết qua vị trí và chu kỳ mụn quay lại. Thường mụn nội tiết sẽ mọc đầu tiên ở quanh miệng, cằm và quai hàm, sau đó sẽ là trán và dần dần lan ra các vị trí khác trên khuôn mặt. Mụn mọc ở dưới xương gò má, và dọc theo đường viền hàm có khả năng do nội tiết tố cao hơn mụn mọc ở trên trán. Mụn mọc ở miệng thường là rơi vào thời điểm rụng trứng của phụ nữ.
Mụn tiết tố sẽ mọc mãi cho đến khi nội tiết tố được cân bằng. Và các loại mụn nội tiết được biểu hiện ra dưới dạng các loại mụn sau đây:
– Mụn đầu đen: thường nằm trên bề mặt da, xuất hiện nhiều nhất ở vùng chữ T hình thành do hỗn hợp dầu thừa và bụi bẩn, tế bào chết trên da.
– Mụn đầu trắng: mụn hình thành do da bị nhờn và bít tắc lỗ chân lông nhưng không bị ô xy hóa nên có màu trắng.
– Mụn sưng viêm: tạo thành các nốt mụn đỏ trên da và không thấy đầu mụn. Đây là loại mụn rất dễ biến thành sẹo nếu nặn mụn không đúng cách.
– Mụn mủ: mụn có đầu trắng, da đỏ, và bị sưng. Các vết sưng thường có nhiều mủ dịch trắng hoặc vàng.
– Mụn bọc: những nốt mụn to, viêm và thấy cứng khi chạm vào. Mụn thường có nhân nằm sâu bên trong và thường gây đau đớn khi chạm vào.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều mẹ gặp phải tình trạng mụn kết hợp do thai kỳ và kem chứa corticoid. Khi có thai, các mẹ thường ngưng dùng kem chứa corticoid. Kết quả sau khi ngưng sử dụng là làn da mọc mụn nước li ti, mụn ẩn, mụn đầu trắng, mụn mủ, mụn sưng viêm, mụn đỏ. Để an toàn, các mẹ nên sử dụng các sản phẩm kem dưỡng ẩm cho da mụn chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên, an toàn tuyệt đối cho da.
Mụn kết hợp do nội tiết và nhiễm corticoid thường kéo dài dai dẳng nếu không được chữa trị kịp thời. Đó là lý do vì sao nhiều mẹ thắc mắc lúc chưa có bầu thì da đẹp đến khi có bầu và sinh con xong thì mụn bùng phát khắp mặt.
3. Cách chữa trị mụn thai kỳ hiệu quả, áp dụng với cả mẹ sau sinh
Để giảm mụn thai kỳ, dưới đây là một vài gợi ý và lời khuyên từ Living Nature:
Thực hiện việc vệ sinh da mặt
Hãy chắc chắn rửa mặt bằng sữa rửa mặt mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối. Lưu ý, bạn nên rửa tay trước khi chạm vào bất kỳ phần nào của khuôn mặt để đảm bảo vi khuẩn không xâm nhập.
Sản phẩm đề xuất sử dụng cho mẹ bầu
Lựa chọn sản phẩm trị mụn và dưỡng da
Về mặt điều trị, kem trị mụn Manuka Honey chính là gợi ý tốt nhất cho mẹ bầu vì sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên có tác dụng giúp giảm mụn thai kỳ, đồng thời bảo vệ và cân bằng độ ẩm tự nhiên cho da mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Việc này sẽ giúp hạn chế mụn, bã nhờn, vi khuẩn và bụi bẩn gây bít tắc lỗ chân lông đồng thời giúp phục hồi, cung cấp độ ẩm cho da.
Dùng sản phẩm trị mụn và dưỡng da sau bước rửa mặt.
Mẹ bầu có thể chọn kem dưỡng cân bằng độ ẩm, giảm nhờn dành cho da nhờn/mụn từ bộ sản phẩm dưỡng da của Living Nature – Hydrating Toning Gel. Kem có tác dụng cấp nước và khôi phục độ ẩm tự nhiên của làn da với công thức tiên tiến không chứa dầu, kết hợp với tinh dầu nho hữu cơ, lựu và lô hội giúp làm dịu, mát và ngay lập tức làm mềm da.
Sản phẩm đề xuất sử dụng cho mẹ bầu
Tẩy tế bào chết và chống nắng
Mẹ bầu bị mụn muốn sở hữu làn da mịn màng, khô thoáng và không có vết thâm thì đừng quên tẩy tế bào chết có thành phần từ thiên nhiên, sẽ giúp tẩy da nhẹ nhàng mà không gây khô da.
Trong trường hợp bạn dành nhiều thời gian dưới ánh mặt trời, hãy bảo vệ da để không làm tình trạng mụn bị trầm trọng hơn. Kem chống nắng oil-free sẽ giúp da được bảo vệ, khỏe mạnh hơn đồng thời giúp hạn chế vết thâm sau mụn.
Lưu ý với tình trạng mụn do nhiễm độc corticoid, cần có những bước phục hồi, chăm sóc da bằng các sản phẩm phù hợp với da bị hư tổn. Vì trong khoảng thời gian dùng kem chứa corticoid, da mẹ đã yếu dần và lão hóa sớm, sức đề kháng của da kém hơn da bình thường. Không nên tự ý dùng kem/ bôi thuốc sẽ gây ảnh hưởng nặng thêm.
Sản phẩm đề xuất sử dụng cho mẹ bầu
4. Cách phòng ngừa mụn thai kỳ
Chăm sóc da của bạn trong thời gian mang thai không phải là khó khăn. Dưới đây là một số phương pháp hay để giúp làn da bạn luôn tươi sáng và ngăn ngừa mụn.
– Không cạy, lấy nhân mụn nếu chưa vệ sinh da mặt, tay, dụng cụ. Điều này có thể làm tăng kích ứng và gây sẹo.
– Cung cấp độ ẩm cho da bằng cách uống nhiều nước tinh khiết. Tránh đồ uống có ga, cồn và quá nhiều caffeine.
– Chế độ ăn uống bổ dưỡng với trái cây tươi và rau cải, bơ và các loại hạt. Tránh đường tinh chế và thực phẩm chế biến.
– Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Sự căng thẳng và mệt mỏi có thể gây ra sự thay đổi ở nội tiết tố và gây mụn.
– Thường xuyên vệ sinh gối và khăn tắm.
– Tránh chạm tay vào mặt, có thể gây ra vi khuẩn.
– Gội đầu thường xuyên, đặc biệt nếu da đầu có dầu, và cố gắng giữ đừng để cho tóc che phủ khuôn mặt của bạn.
– Nếu bạn trang điểm, hãy sử dụng các sản phẩm không chứa dầu có nhãn “không gây dị ứng” hoặc “không gây mụn trứng cá.”
Không có chế độ ăn uống cụ thể mà bạn cần phải làm theo. Tuy nhiên, thực tế là một chế độ ăn uống giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng cần thiết khác có tác động tích cực đến tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó có làn da của bạn. Nếu gặp bất kỳ vấn đề về mụn, mẹ bầu có thể liên hệ chuyên viên chăm sóc da Living Nature để nhận được tư vấn kỹ hơn nhé!