Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì giúp con nhanh khỏi bệnh?

Đối với trẻ sơ sinh vào những tháng đầu, chế độ dinh dưỡng của bé phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ. Vì thế, nếu mẹ ăn phải những loại thực phẩm không phù hợp có thể gây dị ứng hoặc kích ứng làn da bé, đặc biệt là khi bé đang bị chàm sữa. Nhiều mẹ đã thắc mắc rằng: Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì? Những loại thực phẩm nào an toàn cho cơ thể mẹ và bé?…Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những điều mà nhiều bậc phụ huynh còn băn khoăn nhé!

Chàm sữa và những nguyên nhân gây viêm da thường gặp ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa là gì?

Tình trạng chàm sữa xuất hiện trên da trẻ sơ sinh còn được gọi với tên khác là lác sữa. Đây là bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Bệnh rất dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm. Khi mắc phải chàm sữa, các lớp màng bảo vệ trên da bé sẽ hoạt động yếu dần. Chàm sữa thường xuất hiện và gây tổn thương ở các vùng da của cơ thể bé như: hai bên má, cổ, tay, chân, hoặc có thể là toàn thân. 

Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì giúp con nhanh khỏi bệnh?

Chàm sữa sẽ có những biểu hiện rõ rệt trên da bé như: 

  • Thời gian đầu da bé sẽ nổi những vết hồng ban nhỏ li ti kèm theo triệu chứng ngứa ngáy. Những vùng da khi bị chàm sữa sẽ có mẩn đỏ và cảm giác khô ráp. 
  • Sau vài ngày da bé sẽ bị kéo căng, trên da xuất hiện mụn nước, rỉ dịch và bong tróc. Nếu mẹ để tình trạng viêm da của bé kéo dài mà không tìm được giải pháp chữa trị thích hợp, sẽ gây nên nguy cơ nhiễm trùng máu do bé gãi hoặc cào rách vùng da bị chàm.

Những nguyên nhân gây nên chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chàm sữa ở trẻ sơ sinh, nhưng chủ yếu là 2 lí do chính: các yếu tố bên ngoài môi trường và những yếu tố xuất phát từ cơ địa của từng bé. 

Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

 Các yếu tố từ môi trường:

  • Bé bị dị ứng bởi môi trường tiếp xúc: dị ứng với vật nuôi hoặc chăn, ga, gối của bé có bám nhiều bụi bẩn; phòng ngủ của bé không được vệ sinh kỹ có ẩm thấp.
  • Mẹ sử dụng những sản phẩm giặt tẩy có chứa nhiều thành phần gây kích ứng da bé. Đôi khi các bậc phụ huynh vô tình dùng các chất tẩy rửa có độ kiềm cao để tắm cho bé, mà không hề hay biết chúng chính là nguyên nhân gây tổn thương và kích ứng da bé.
  • Vào những ngày thời tiết nắng nóng, hanh khô hoặc những ngày trời trở lạnh, mẹ không cấp ẩm và dưỡng ẩm kỹ cho da bé sẽ nguy cơ xuất hiện của chàm sữa ở bé diễn ra nhanh hơn.

Yếu tố từ cơ địa của trẻ:

  • Do cơ địa của bé dị ứng với thức ăn. Đối với những bé đang ở trong giai đoạn bú sữa mẹ, các loại thức ăn khi mẹ ăn vào sẽ chuyển hóa 1 phần thành sữa gây nên tình trạng dị ứng như: các sản phẩm từ sữa bò, thịt bò, hải sản,…
  • Chàm sữa ở trẻ sinh cũng là do các yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có bố, mẹ mắc phải các bệnh như: hen suyễn, mề đay, dị ứng,…thì bé có nguy cơ nhiễm chàm sữa rất cao.
  • Trong thời kỳ mang thai hoặc đang cho con bú, mẹ đã sử dụng thuốc hoặc mỹ phẩm có chứa nhiều hóa chất không phù hợp với thể trạng của trẻ.
  • Nhiều bé có làn da khô bẩm sinh thì tỷ lệ dị ứng rất cao. Đặc biệt là những bé có làn da khô màu đỏ, trúc cấu tạo da yếu sẽ rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân gây chàm sữa. 

Vậy con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì? Các mẹ cùng theo dõi bài viết để biết câu trả lời nhé!

Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì? Những thực phẩm mẹ nên tránh

Đối với trẻ sơ sinh đang trong thời kỳ bú sữa mẹ thì chế độ dinh dưỡng của các mẹ lúc này là cực kỳ quan trọng. Những loại thực phẩm mẹ hấp thụ vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành sữa mẹ. Khi mẹ cho bé bú, những dưỡng chất có trong sữa mẹ sẽ hấp thụ trực tiếp vào cơ thể bé. 

Nếu thực đơn hằng ngày của mẹ có chứa những thành phần gây dị ứng, mẹ phải kiêng ăn ngay. Bởi những thành phần gây kích ứng này có thể khiến chàm sữa khởi phát trên làn da bé. Vì vậy, mẹ cần cẩn trọng và chú ý về khẩu phần ăn hằng ngày của mình, hạn chế khả năng xâm nhập của chàm sữa ở trẻ.

Trong thời gian bé bị chàm sữa, nếu mẹ không hạn chế hay kiêng những loại thực phẩm gây kích ứng này sẽ khiến bệnh của bé ngày càng nặng hơn. Tình trạng chàm sữa chữa mãi không khỏi sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé và sinh hoạt của mẹ.

Vậy bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì? Dưới đây là một số loại thực phẩm mẹ nên hạn chế hấp thụ vào cơ thể:

  • Sữa và những sản phẩm từ sữa bò

Bởi trong sữa bò có tới 20 thành phần gây dị ứng, điều này đã được nghiên cứu và chứng minh trong nhiều năm qua. Vì vậy, đối với cơ thể trẻ sơ sinh, khi hấp thụ phải những chất này sẽ gây nguy cơ dị ứng và kích ứng rất cao, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho chàm sữa phát triển mạnh mẽ trên da bé.

  • Thịt bò

Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì giúp con nhanh khỏi bệnh?

Tương tự như sữa và những sản phẩm từ sữa bò, thịt bò mang trong mình rất nhiều chất đạm (cứ 100g thịt bò thì có chứa khoảng 26g đạm). Những chất đạm này khi mẹ ăn vào sẽ được chuyển hóa thành các thành phần acid amin. Nếu các chất này không được tiêu thụ sẽ dần chuyển hóa thành chuỗi peptide. Các chuỗi này là nguyên nhân chính gây ra chàm sữa ở trẻ, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. 

  • Trứng

Theo nhiều chuyên gia cho rằng trong trứng có chứa hàm lượng protein khá cao (cứ 100g trứng thì chứa khoảng 13g protein) và sản sinh ra nhiều Histamin. Đây là nhân tố gây chàm sữa khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. 

  • Hải sản

Những loại hải sản như: cá, tôm, nghêu, sò, ốc,… là một trong những loại thực gây dị ứng cao. Nếu mẹ ăn hải sản, các chất kích ứng có trong thực phẩm sẽ chuyển hóa một phần thành sữa mẹ và gây nên chàm sữa trên da bé.

  • Nội tạng động vật

Trong nội động vật có chứa nhiều độc tố mà mẹ không hề hay biết. Khi mẹ ăn phải nội tạng, những chất kích ứng trong thức ăn sẽ kích thích hệ miễn dịch của bé, gây nên tình trạng ngứa ngáy, phát ban đỏ mà dân gian hay gọi là lác sữa. 

Trên đây là giải đáp con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì!

Vậy mẹ nên ăn gì để tăng sức đề kháng cho con?

Những loại thực phẩm dưới đây được các chuyên gia khuyên bổ sung, giúp hỗ trợ cũng như tăng sữa cho bé, giúp bé phát triển khỏe mạnh và hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng từ sữa mẹ:

  • Cá béo: các loại cá (cá mòi, cá hồi, cá thu,…) là những loại mẹ cần phải bổ sung và thêm vào khẩu phần ăn hằng ngày. Những loại cá này cung cấp nhiều omega-3 và ARA.
  • Củ tỏi: thành phần chứa trong củ tỏi có khả năng chống oxy hóa, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và kìm hãm nguy cơ dị ứng ở trẻ nhỏ. 
  • Rau xanh: trong những loại rau xanh có chứa hàm lượng rosmarinic cao, chúng có công dụng chống viêm, hạn chế tình trạng dị ứng. Mẹ nên cung cấp cho cơ thể nhiều rau xanh, vừa tăng cường sức khỏe mẹ, vừa an toàn cho làn da bé.

Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì giúp con nhanh khỏi bệnh?

  • Những loại thực phẩm có chứa hàm lượng cao Magie: những loại hạt (hạnh nhân, hạt điều, macca,…), táo,… Những loại thực phẩm này có khả năng chống lại các histamin có hại cho cơ thể.
  • Trái cây: mẹ nên bổ sung nhiều loại trái cây, đặc biệt là những loại trái cây giàu vitamin C. Chúng có khả năng ức chế các histamin và hạn chế sự hình thành của các vi khuẩn gây chàm.
  • Thịt lợn và thịt gà: là 2 loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng mà không chứa thành phần gây kích ứng hay dị ứng da bé. Trong thịt lợn và thịt gà chứa hàm lượng đạm khá cao.

Những lời khuyên và lưu ý từ các chuyên gia

  • Nếu mẹ đã thực hết các biện pháp để kiêng những loại thực phẩm gây dị ứng mà bé vẫn cứ bị chàm dai dẳng, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để khám và điều trị kịp thời. 
  • Mẹ nên lưu ý những nguyên nhân gây chàm sữa khác ngoài sữa mẹ như: môi trường, cơ địa, thay đổi thời tiết,…Vì vậy, mẹ cần chú ý và lưu tâm nhiều hơn về vấn đề này. Luôn để da bé thoáng mát và tránh gây bí bách da bé.
  • Mẹ có thể tham khảo phương pháp chữa chàm sữa bằng dầu dừa an toàn và lành tính.
  • Ngoài việc điều chỉnh khẩu phần ăn hằng ngày của mình, các mẹ nên kết hợp sử dụng kem trị chàm sữa Biohoney Baby Balm – hỗ trợ điều trị chàm sữa cho bé. Là kem bôi da lành tính, được kết hợp từ những thành phần độc đáo bao gồm: mật ong Manuka và chiết xuất Horopito từ vùng thổ nhưỡng New Zealand đầy màu mỡ. Ngoài ra, Biohoney Baby Balm còn nhiều thành phần từ thiên nhiên khác, đặc biệt kem không chứa corticoid hay những thành phần hóa học gây hại lên làn da mỏng manh của bé. Biohoney Baby Balm hỗ trợ và giải quyết những vấn đề về da mà bé đang gặp phải. Kem có tác dụng nhanh chóng chỉ sau 48 giờ (đã được các chuyên gia kiểm chứng), có thể sử dụng cho cả những trường hợp bé bị chàm sữa ở mặt.

Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì giúp con nhanh khỏi bệnh?

Bài viết trên đã giải đáp cho câu hỏi bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì? Và phải ăn gì để giúp cơ thể bé và mẹ phát triển khỏe mạnh? Hy vọng qua bài viết trên, giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức về chàm sữa để giúp bé luôn phát triển toàn diện và khỏe mạnh. 

3/5 - (5 bình chọn)