Chàm sữa là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh khiến da bé xuất hiện vết tấy đỏ kèm mụn nước gây ngứa ngáy khó chịu. Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến chàm sữa như: chàm sữa có nguy hiểm không? Em bé bị chàm sữa phải làm sao?… Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các kiến thức về chàm sữa và cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn, các bậc phụ huynh cùng tham khảo nhé!
Khái niệm về chàm sữa, chàm sữa là gì?
Chàm sữa hay còn được gọi là lác sữa hay viêm da cơ địa, bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và gây nhiều tổn thương lên da bé. Độ tuổi trẻ dễ mắc chàm sữa là bé mới sinh đến 24 tháng tuổi.
Theo nhiều thống kê của bộ y tế, có khoảng 20% trẻ bị chàm sữa ở độ tuổi sơ sinh. Bệnh Viện Nhi Đồng 1 ước tính mỗi năm có khoảng 2000 đến 3000 lượt khám và điều trị chàm sữa, tỷ lệ các bé dưới 1 tuổi chiếm đến 50-60%.
Chàm sữa thường xuất hiện trên những vùng da của cơ thể bé như: hai bên má, vùng cổ, tay chân và cả thân mình. Trên da bé lúc này sẽ có những biểu hiện điển hình như nổi mụn nước, mẩn ngứa gây khó chịu.
Bệnh thường xuyên tái phát nhiều lần và rất khó điều trị dứt điểm. Nếu cứ để tình trạng trẻ sơ sinh bị chàm sữa kéo dài mà không điều trị đúng cách bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Để có thể hỗ trợ điều trị chàm sữa hiệu quả và an toàn, các mẹ cần phải nắm rõ những biểu hiện cũng như nguyên nhân. Từ đó quyết định được phương pháp phù hợp và xử lý bệnh một cách nhanh chóng.
Đến đây thì mẹ đã biết chàm sữa là gì rồi!
Những biểu hiện của chàm sữa trên da bé
- Da bé xuất hiện những vết hồng ban, trên da có mụn li ti gây ngứa ngáy, mẹ chạm lên da sẽ cảm thấy khô ráp. Sau vài ngày, da bé sẽ bị kéo căng và xuất hiện mụn nước, mụn nước căng ra và rỉ dịch, đóng thành vảy khô cứng gây bong tróc.
- Bé bị ngứa ngáy, khó chịu nên thường dùng tay gãi lên da, bé quấy khóc nhiều, ngủ không ngon giấc.
- Nếu cứ để tình trạng viêm da của bé kéo dài, không tìm được giải pháp chữa trị đúng cách thì bé có nguy cơ nhiễm trùng máu do gãi hoặc cào rách vùng da bị chàm.
Những giai đoạn của chàm sữa
Tùy vào từng giai đoạn mà chàm sữa có những biểu hiện khác nhau trên da bé:
Giai đoạn 1: Da bé bị tấy đỏ từng vùng và có triệu chứng ngứa ngáy làm bé khó chịu và quấy khóc.
Giai đoạn 2: Những vùng da tấy đỏ bị kéo căng và nổi mụn nước. Những nốt mụn nước này có thể lan rộng ra tạo thành từng vùng chàm lớn trên da. Trong mụn nước có chứa dịch, nông và mọc dày đặc.
Giai đoạn 3: Các nốt mụn nước phát triển căng dần, bé cảm thấy ngứa ngáy và có trường hợp bé gãi hoặc cọ xát vào vùng da chàm gây vỡ mụn. Cha mẹ cần rất lưu ý vì khi này da bé có nguy cơ gây bị bội nhiễm hoặc nhiễm trùng máu rất cao.
Giai đoạn 4: Mụn nước sau khi vỡ sẽ đọng lại trên da 1 lớp huyết thanh, lâu dần sẽ hình thành nên những mảng vảy sần cứng trên da bé. Những lớp vảy sau khi khô và bong ra sẽ để lại 1 lớp da nhẵn bóng. Giai đoạn này rất nguy hiểm, các mẹ nên sử dụng những sản phẩm đặc trị chàm sữa để hạn chế tình trạng da bé bị căng và viêm nhiễm nặng.
Giai đoạn 5: Khi lớp da nhẵn bóng mới được hình thành thì chúng nhanh chóng nứt ra, bong vảy thành nhiều mảng dày hoặc có khi bong vụn thành cám. Lúc này, bé sẽ gặp phải tình trạng da dày lên và tăng sắc tố vùng da bị chàm.
Nếu bệnh chàm sữa không được điều trị dứt điểm sẽ tiếp tục lặp lại các giai đoạn trên, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bé. Ngoài ra, trẻ bị chàm sữa gây ngứa ngáy khó chịu nên bé quấy khóc nhiều, ngoài ra bé còn biếng ăn, bỏ bú, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Những nguyên nhân phổ biến khiến bé bị chàm sữa
Hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa xác định được cụ thể nguyên nhân gây ra chàm sữa. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý những nguyên nhân sau để phòng tránh và chữa lành viêm da cho bé nhanh chóng:
- Yếu tố di truyền: nếu bố mẹ có tiền sử mắc các bệnh ngoài da như mề đay, viêm da cơ địa, chàm,…thì nguy cơ bé mắc chàm sữa cao hơn những bé khác.
- Hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây hại, khiến bệnh chàm sữa ở trẻ em khởi phát.
- Mẹ sử dụng các sản phẩm giặt tẩy có chứa nhiều thành phần gây dị ứng da bé. Ngoài ra, nhiều mẹ vô tình dùng các sản phẩm tắm gội có độ tẩy rửa cao, gây tổn thương và kích ứng da.
- Môi trường tiếp xúc gây dị ứng: bé bị dị ứng với lông của thú nuôi hoặc chăn, ga, gối bám nhiều bụi bẩn; phòng của bé không được vệ sinh kỹ có nhiều khói bụi và ẩm thấp.
- Những bé có làn da mẫn cảm và dễ dị ứng sẽ có nguy cơ mắc phải chàm sữa cao hơn những bé khác.
- Hiện tượng chàm sữa ở trẻ sơ sinh có thể tiến triển nặng hơn nếu như: mẹ cho bé bú ăn những thực phẩm gây kích ứng, bé bị nhiễm khuẩn, khói thuốc lá,…
Các biến chứng nguy hiểm của chàm sữa ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết
Tuy chàm sữa là bệnh ngoài da, nhưng nếu cha mẹ chủ quan không điều trị kịp thời hoặc không chữa trị đúng cách, bệnh sẽ trở nặng và gây ra những hậu quả khó lường.
Chàm sữa ở trẻ em ở những tình trạng nặng hơn sẽ được chia thành các giai đoạn như sau:
Giai đoạn cấp tính:
- Ở giai đoạn này, bệnh chàm sữa khiến da bé có nhiều vết trợt và có nguy cơ bội nhiễm cao. Bé bị ngứa nên thường gãi và cọ xát lên vùng da bệnh khiến mụn nước vỡ ra, chảy dịch và đau rát.
- Da bé sẽ bị phù nề và tăng số lượng mụn nước ở vùng da bị chàm.
- Vùng da viêm bị bong tróc và khô ráp. Những tình trạng viêm nặng hơn có thể khiến bé bị sốt.
Chàm sữa trẻ sơ sinh giai đoạn mãn tính:
- Bệnh chàm sữa ở giai đoạn cấp tính không được chữa trị, hoặc tình trạng chàm sữa tái đi tái lại nhiều lần sẽ trở thành mãn tính. Da bé sẽ nổi mụn nước nhiều hơn, gây khô, bong tróc và nứt nẻ.
Giai đoạn chàm bội nhiễm:
- Nếu không tìm ra phương pháp điều trị đúng cách cho bé, hiện tượng chàm sữa ở trẻ sơ sinh thông thường có thể trở thành chàm sữa bội nhiễm. Lúc này, vi khuẩn và những virus gây hại sẽ xâm nhập vào các vết thương hở.
- Từ quá trình bội nhiễm, vi khuẩn sẽ phát triển và lan rộng ra nhiều vùng da khác, rất khó để điều trị và nguy cơ nhiễm trùng máu rất cao.
Vậy bé bị chàm sữa phải làm sao? Các mẹ cùng theo dõi bài viết để biết cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh nhé!
Cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh
1. Điều trị chàm sữa cho bé bằng phương pháp dân gian
-
- Cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh dùng sữa mẹ: sữa mẹ chứa nhiều thành phần kháng viêm nên mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ dùng sữa mẹ để chữa chàm sữa cho bé trong những trường hợp bệnh nhẹ. Cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh như sau: mẹ chỉ cần lấy 2-3 giọt sữa của chính mình và thoa đều lên vùng da bệnh của con. Thực hiện khoảng 5-6 lần trong ngày để da bé được cải thiện nhanh chóng.
- Chữa chàm sữa bằng lá trầu không: trong lá trầu có chứa tinh dầu có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả, hỗ trợ phục hồi những tổn thương trên da bé. Cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh: mẹ chỉ cần rửa sạch và giã nhuyễn với một ít muối. Sau đó mẹ vắt lấy nước cốt, dùng bông gòn hoặc tăm bông thoa đều lên da bé. Chờ khoảng 30 phút rồi rửa lại sạch bằng nước. Mẹ nên thực hiện cách này khoảng 2 lần 1 tuần để rút ngắn thời gian chữa bệnh của bé.
- Trị chàm sữa trẻ sơ sinh bằng dầu dừa: dầu dừa là nguyên liệu lành tính có công dụng kháng khuẩn và cấp ẩm rất tốt cho làn da của bé. Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa cực kỳ đơn giản: mẹ vệ sinh da bé sạch sẽ, sau đó thoa đều tinh chất dầu dừa lên những vùng da bệnh, kết hợp massage nhẹ nhàng. Đợi khoảng 15 phút, để tinh dầu thẩm thấu sâu vào da bé, sau đó thấm bớt dầu thừa. Thực hiện phương pháp này khoảng 2-3 lần mỗi tuần để dầu dừa phát huy hết hiệu quả. Chữa chàm sữa bằng dầu dừa là hướng điều trị được nhiều mẹ áp dụng thành công.
2. Cách chữa chàm sữa bằng kem trị viêm da Biohoney Baby Balm
-
- Sử dụng kem bôi da Biohoney Baby Balm là cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh tối ưu trong việc chữa lành chàm sữa ở trẻ nhỏ.
- Kem trị chàm sữa có tác dụng làm lành nhanh chóng những tổn thương của chàm sữa gây hại cho da bé.
- Kích thích và tái tạo lớp màng bảo vệ cho da. Đây là cách trị chàm sữa ở trẻ nhỏ nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao.
- Biohoney Baby Balm có công dụng làm giảm bong tróc da, cấp ẩm cho những vùng da khô ráp, làm mềm da.
- Kem Biohoney Baby Balm là sản phẩm được kết hợp từ các thành phần hữu cơ như sáp ong, lô hội, hoa cúc, dầu bơ,…
- Biohoney Baby Balm làm dịu ngứa và mẩn đỏ cho bé sau lần đầu tiên sử dụng, hiệu quả thấy rõ sau 3-7 ngày sử dụng.
- Cách chữa chàm sữa: Trước khi bôi kem cho bé, mẹ nên làm sạch da bé trước, sau đó lấy một lượng kem vừa đủ và thoa lên da bé kèm massage nhẹ nhàng. Mẹ có thể sử dụng cho cả những trường hợp bé bị chàm sữa ở mặt.
Phương pháp chăm sóc an toàn tại nhà khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa
- Nên vệ sinh cho bé sạch sẽ, nên tắm cho bé mỗi ngày từ 1-2 lần. Ngoài ra, mẹ cũng nên giữ cho da bé luôn khô thoáng, tránh để bé tiết nhiều mồ hôi.
- Trong quá trình áp dụng cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh, mẹ nên chú ý lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da phù hợp, không chứa cồn, hương liệu, chất tẩy rửa hoặc chất bảo quản,…Đặc biệt không được tự ý sử dụng những loại kem bôi da có chứa Corticoid – là nhóm thuốc có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng viêm nhưng mang lại rất nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe của bé.
- Đối với trẻ sơ sinh trong thời kỳ bú sữa mẹ, các mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hằng ngày để đảm bảo hệ tiêu hóa cho bé. Mẹ nên tránh những loại thực phẩm như: hải sản, đồ sống, dầu mỡ, đồ lên men,…Đến đây thì mẹ đã biết bé bị chàm sữa kiêng ăn gì rồi!
- Đảm bảo cho không gian sống của bé luôn sạch sẽ, không để bé ở trong phòng có nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao.
- Hạn chế cho bé mặc những chất liệu quần áo bằng len, sợi vải tổng hợp gây bí bách da bé. Nên mặc những loại áo quần có chất liệu vải thấm hút mồ hôi nhanh, hạn chế sự phát triển của chàm sữa trên cơ thể bé.
Đến đây thì mẹ đã biết bé bị chàm sữa phải làm sao rồi!
Bài viết trên là tổng hợp các kiến thức về chàm sữa mà các bậc phụ huynh nên tham khảo. Hy vọng qua bài viết, các bậc cha mẹ có thêm nhiều hiểu biết về chàm sữa cũng như cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả và nhanh chóng.