Bé bị chàm sữa ở mặt là vấn đề khiến nhiều phụ huynh “đau đầu”. Bệnh gây tổn thương trên da mặt, bé ngứa ngáy và quấy khóc nhiều. Ngoài ra, bệnh có thể lan xuống cả thân người bé ở tay, chân, lưng ngực nên cha mẹ cần có phương pháp điều trị cho con kịp thời. Dưới đây là tổng hợp thông tin hướng xử lý khi bé bị chàm sữa ở mặt để cha mẹ tham khảo nhé!
Những biểu hiện khi bé bị chàm sữa ở mặt
Theo các chuyên gia và các bác sĩ, chàm sữa ở mặt được chia thành 5 giai đoạn chính. Ở mỗi giai đoạn, chàm sữa có biểu hiện khác nhau trên da bé.
Các mẹ cần biết những biểu hiện của từng giai đoạn trẻ sơ sinh bị chàm sữa ở mặt để xác định đúng tình trạng con đang gặp phải:
Giai đoạn 1: Da mặt bé tấy đỏ, chàm sữa thường xuất hiện đầu tiên ở 2 má bé. Bé cảm thấy ngứa ngáy khó chịu nên quấy khóc nhiều khiến mẹ lo lắng. Bé thường đưa tay gãi lên mặt hoặc dụi mặt vào chăn gối cho đỡ ngứa.
Giai đoạn 2: Trên da mặt bé ở vùng da bị tấy đỏ sẽ dần hình thành mụn nước. Những vết mụn này có thể lan rộng ra tạo thành từng vùng chàm lớn trên da, trong những nốt mụn nước có chứa dịch trong.
Giai đoạn 3: Những mụn nước trên da phát triển căng ra và rịn nước, điều này khiến tình trạng viêm nhiễm, trẻ sơ sinh bị chàm sữa ở mặt trở nên nặng hơn.
Giai đoạn 4: Mụn nước trên da sau khi vỡ sẽ đọng lại trên da một lớp huyết thanh, sau đó đóng thành mảng vảy sần cứng, bong tróc và để lại một lớp da nhẵn bóng.
Giai đoạn 5: Lớp da nhẵn bóng hình thành ở giai đoạn 4 nhanh chóng nứt ra, bong vảy thành nhiều mảng dày hoặc có khi bong vụn thành cám. Da bé lúc này sẽ dày lên và tăng sắc tố vùng da bị chàm.
Các phương pháp điều trị bé bị chàm sữa ở mặt mẹ cần biết
Điều trị trẻ sơ sinh bị chàm sữa ở mặt bằng phương pháp dân gian
- Điều trị chàm sữa bằng lá trầu không: mẹ có thể tắm bằng lá trầu, đắp lá trực tiếp hoặc giã lá trầu lấy nước cốt và thoa lên vùng da chàm trên mặt bé. Theo nhiều nghiên cứu, trong 100g lá trầu không có chứa khoảng 2,5% tinh dầu. Tinh dầu lá trầu không có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm cực kỳ hiệu quả. Với vấn đề chàm sữa ở mặt của trẻ, lá trầu không ngăn ngừa mẩn ngứa, mụn nước xuất hiện. Ngoài ra, trong lá trầu không có chứa nhiều thành phần hỗ trợ phục hồi những hư tổn do chàm sữa, tái tạo lại các tế bào da của bé như: vitamin, phenol, tanin,…
- Điều trị bé bị chàm sữa ở mặt bằng dầu dừa: mẹ có thể cho bé tắm trực tiếp với dầu dừa, hoặc kết hợp với yến mạch. Vì dầu dừa có tính kháng khuẩn, chống oxy hóa cao. Những thành phần trong dầu dừa có công dụng hạn chế những tình trạng lở loét trên da, giúp nuôi dưỡng da bé mềm mịn hơn. Ngoài ra dầu dừa còn làm giảm nhanh chóng tình trạng của da bé tấy đỏ, mẩn ngứa do chàm sữa. Vì vậy, phương pháp chữa chàm sữa bằng dầu dừa được nhiều mẹ áp dụng thành công.
Điều trị chàm sữa ở mặt cho bé bằng sữa mẹ
- Mẹ có thể lấy vài giọt sữa của chính mình, sau đó bôi lên vùng da chàm của bé. Thực hiện phương pháp này khoảng 5-6 lần mỗi ngày để sữa mẹ phát huy hết tác dụng. Vì trong sữa mẹ có các thành phần như : Endorphin, Acid Lactic, Vitamin A, chất béo và đạm, Lactoferrin,… những chất này có khả năng ngăn ngừa mẩn ngứa hiệu quả và làm dịu da nhanh chóng. Ngoài những công dụng nêu trên, sữa mẹ còn hạn chế được sự xâm nhập của vi khuẩn và bụi bẩn trên da bé rất hiệu quả.
Điều trị chàm sữa ở mặt của trẻ nhỏ bằng kem bôi Biohoney Baby Balm
- Dùng kem trị chàm sữa sẽ rút ngắn được thời gian chữa trị chàm sữa ở mặt bé cũng như cung cấp nhiều dưỡng chất cho da bé. Kem Biohoney Baby Balm là giải pháp tối ưu trong việc chữa lành chàm sữa, đặc biệt là chàm sữa ở mặt của trẻ. Kem có tác dụng làm lành những tổn thương do chàm sữa nhanh chóng, đồng thời kích thích và tái tạo lớp màng bảo vệ cho da, dưỡng ẩm da giúp làm giảm bong tróc da, dưỡng ẩm cho những vùng da khô ráp.
- Biohoney Baby Balm giúp làm dịu ngứa và mẩn đỏ cho bé sau lần đầu tiên sử dụng, hiệu quả điều trị thấy rõ sau 3-7 ngày sử dụng.
- Thành phần: Kem Biohoney Baby Balm là sản phẩm được kết hợp từ các thành phần hữu cơ như: mật ong Manuka, chiết xuất Horopito, sáp ong, lô hội, hoa cúc, dầu bơ,…
- Kem an toàn và có thể sử dụng cho bé trên 10 ngày tuổi.
Một vài điều mẹ cần lưu ý khi bé bị chàm sữa ở mặt
- Trước khi áp dụng các phương pháp dân gian, cha mẹ cần tham khảo trước ý kiến của các bác sĩ và tuyệt đối không thực hiện khi mụn nước trên da con bị vỡ, da bé có vết thương hở.
- Cha mẹ nên giữ nhiệt độ và độ ẩm phòng con ở mức phù hợp, không quá nóng hoặc quá lạnh, thường xuyên vệ sinh và dọn dẹp nhà cửa.
- Mẹ tránh ăn những thực phẩm như: hải sản, đồ lên men, đồ sống…trong thời gian bé bị chàm sữa. Đến đây thì mẹ đã biết bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì rồi!
- Mẹ giữ da mặt con luôn sạch sẽ, khô thoáng, tránh để da con tiếp xúc với khói bụi, lông động vật, chất tẩy rửa…
- Sau quá trình điều trị cho con tại nhà mà bệnh chàm sữa không thuyên giảm, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để điều trị cho con kịp thời.
Bài viết trên đã giúp mẹ tìm ra phương pháp phù hợp để điều trị chàm sữa ở mặt của bé. Giúp da bé luôn được bảo vệ và phát triển khỏe mạnh. Da bé khỏe, mẹ yên tâm!